4
Tôi đưa cho cậu béo 500 tệ, bảo cậu ấy nhờ Bối Khương dạy kèm, và dùng tiền đó để bao cơm cho cậu ta.
Cậu béo ngạc nhiên, há hốc mồm ngày càng to, tôi giơ nắm đấm lên: “Tôi ghét mấy người như cậu, chỉ biết sao chép bài mà không làm gì cả, vậy mà đòi trở thành người kế thừa chủ nghĩa xã hội. Nói xem, đồng ý hay là chấp nhận đây?”
Cậu béo rụt đầu lại và chọn đồng ý.
Thế là mỗi buổi trưa và buổi tự học tối, Bối Khuơng giảng bài cho cậu béo. Kỳ lạ thay, bài giảng của cậu ta mà cậu béo không hiểu, thì tôi lại hiểu.
Có vẻ chúng tôi ngang tầm IQ với nhau. Nhiều nhất là một học kỳ, tôi cũng có thể đứng hạng hai thôi, không phải điều khó khăn gì.
Tôi đúng là một thiên tài bị chôn vùi mà.
Một buổi tối, có bài kiểm tra nhỏ, tôi nộp bài sớm để trốn ra ngoài và đi vệ sinh ở hàng ghế thứ năm.
Đang trong lúc quan trọng, bỗng nhiên nghe thấy bên ngoài ồn ào. Tôi cứ nghĩ là thầy giám thị đang đến, liền cuống cuồng. Nhưng rồi nghe thấy tiếng hét của Bối Khương.
Tôi đi ra, một người bạn vỗ vai tôi: “Trời ơi, cậu không đến xem thì vợ cậu sắp bị mẹ vợ đánh chet rồi kìa!”
Nghe xong, tôi liền tăng tốc bước chân. Và rồi, tôi chứng kiến cảnh tượng mà cả đời không thể quên.
Một người phụ nữ trung niên có thể coi là khá đẹp, nắm lấy mái tóc ngắn lởm chởm của Bối Khuơng, từ tầng ba kéo xuống đến tầng một, vừa kéo vừa đánh. Có bao nhiêu bậc thang là bấy nhiêu lần cậu ấy ngã lăn xuống.
Bà ta chửi Bối Khương không biết xấu hổ, là con gái nhà họ Bối, tại sao chị gái ngoan ngoãn bao nhiêu mà cậu ấy lại đê tiện bấy nhiêu. Nếu không có người nói, bà ta còn không biết là có người có thể hèn hạ đến mức này.
Chỉ vì 20 tệ và một cái bánh bao mà đi nắm tay, hôn hít với người khác.
Cậu béo đứng bên cạnh, mặt đỏ bừng, lắp bắp nói: “Chúng cháu đâu có hôn hít, chỉ là cháu mua cho cậu ấy một phần cơm thôi.”
Mẹ cậu ấy mắng chửi cậu như thể là đồ q/u/ỷ đói đội m//ồ sống lại. Cuối cùng, cậu ấy không chịu được nữa, bật khóc và nói: “Mẹ ơi, con đói mà.”
Mẹ cậu ấy nói: “Chẳng lẽ tao thiếu tiền cho mày ăn sao? Mỗi tháng tao đều bảo chị mày đưa tiền sinh hoạt cho mày! Mày còn không biết đủ, còn muốn bao nhiêu nữa hả?”
Họ cãi nhau, cuối cùng cậu khóc và nói lớn: “Vậy thì mẹ đưa con phần tiền của ba đi, con không cần phần của chị, con chỉ cần phần tiền của ba thôi.”
“Thì ra mày có tâm cơ như thế! Đồ sói mắt trắng!”
Mẹ cậu ấy tức giận đến mức run rẩy, nhìn quanh một lượt, rồi nhấc chậu hoa bên cạnh đ//ập thẳng vào đầu cậu ấy, nói rằng bây giờ đừng có mà mơ đến chuyện chia gia sản, trừ khi bà chet.
Dòng m//áu ấm chảy dọc theo khuôn mặt cậu, bết bát đến tận cùng.
Thì ra đây là người mẹ mà cậu ấy luôn nói là yêu thương cậu ư?
Thì ra đây là người mẹ mà cậu ấy âm thầm tiết kiệm tiền từ những bữa ăn vặt để mua quà tặng bà sao?!
Các bạn học xì xào bàn tán. Tôi định lao tới, nhưng hoa khôi lớp giữ chặt tôi lại: “Đừng, cậu muốn cậu ấy bị đ//ánh chet à?”
Bối Khương trông như một con thú non bị lột da, cậu ấy vừa khóc vừa nói: “Mẹ, chẳng phải mẹ nói đối xử công bằng sao? Chị đạt thành tích tốt nên được đi du lịch hè. Con cũng đạt hạng ba, đứng thứ ba toàn khối. Đây là một thành tích tốt, khối của con có hơn 200 người. Mẹ, mẹ nhìn con đi mà.”
“Không phải là mày nói mày có thể đứng nhất sao? Giỏi khoe mẽ nhỉ? Cuối cùng chỉ được hạng ba thôi. Đồ vô dụng!”
Mẹ cậu ấy cầm lấy chứng minh thư của cậu rồi quay người bỏ đi.
“Nếu không phải… vì con bị đau bụng trong kỳ thi. Mẹ, con chỉ muốn một chút tiền sinh hoạt để ăn cơm thôi, con chỉ muốn được ăn một chút thịt, muốn chạy mà không bị chóng mặt, muốn đến kỳ mà không đau đến co giật, như vậy cũng không được sao?”
Mẹ cậu ấy không ngoảnh lại: “Đúng vậy, không được. Tao không có đứa con gái nào sớm yêu đương, nuôi trai như mày.”
Cậu ấy cúi đầu, quỳ xuống đất khóc nức nở.
Sấm sét trên trời rền vang từng tiếng, mỗi tiếng sấm là cậu ấy lại run lên.
Mẹ cậu ấy đi rồi, cậu ấy vẫn chưa từ bỏ, gào lên: “Mẹ ơi, mẹ đừng đi, lần sau con nhất định sẽ đứng nhất mà!”
Tôi hất tay hoa khôi ra, tiến tới che ô cho cậu ấy. Cậu ấy bỗng tỉnh ra, giật lấy ô của tôi, chạy theo mẹ để che ô cho bà.
Tôi tức giận quay đầu bỏ đi.
Ngày mai, nhất định ngày mai, tôi sẽ mắng cậu ấy thật thậm tệ, sao có thể như thế này được? Bị mẹ mình bỏ bùa hay sao?!
Cả đêm tôi không ngủ được, lẩm nhẩm nghĩ xem phải nói câu gì thì mới hiệu quả nhất với đầu óc cậu ấy!
Nửa đêm, tôi còn bò dậy đặt mua cho cậu ấy rượu thuốc và băng gạc.
Tôi nghĩ, mình đúng là đ//iên rồi.
Sáng hôm sau, tôi đến lớp, thấy trên bàn mình có cái ô. Dưới ô còn có một mảnh giấy: “Cảm ơn. Xin lỗi, ô bị hỏng một chút, tôi chưa sửa được, lần sau sẽ đền cho cậu.”
Khung ô bị gãy, gãy đến mấy thanh. Sao lại là “không may bị hỏng một chút”, rõ ràng là bị đ//ập tan nát không chút nương tay.
Cầm cái ô hỏng nặng nề đó trong tay, tôi cảm thấy một luồng khí nóng bừng bừng trong lòng và trong đầu mình.
Bối Khương không quay lại nữa, cậu ấy đã nghỉ học.
Cái ô của tôi, 50 tệ, cũng không ai đền cho tôi.
Tôi là người hẹp hòi, tôi nhớ rất kỹ.
5
Tôi muốn tìm cậu ấy, nhưng cậu ấy như thể tan biến vào biển cả, không chút tin tức gì. Giáo viên chủ nhiệm bảo cậu ấy đã chuyển trường.
Sao lại có thể chuyển trường như thế chứ?
Sau khi cậu ấy rời nhóm lớp, tôi mới phát hiện ra cậu ấy không thêm một ai làm bạn. Nghĩ đến hồi cấp hai, cậu ấy từng viết lưu bút, tìm chúng tôi để thêm bạn bè, nhưng chúng tôi chẳng ai để ý. Tôi thật hối hận đến mức như muốn đứt ruột.
Tôi đến khu nhà cậu ấy, tốn 100 tệ thuê bộ đồ giao hàng để đến gõ cửa nhà, nghĩ sẵn đến ba mươi cái cớ và lý do. Nhưng gõ cửa một lúc lâu không thấy tiếng trả lời, mới phát hiện họ đã chuyển đi.
Bà hàng xóm bảo đã dọn đi được một tuần rồi, nghe nói là con bé đã chuyển trường. Tôi hỏi, ai cơ ạ?
Bà cụ khinh khỉnh đáp: “Còn ai nữa? Cô bé mà cháu thích đó!”
Mặt tôi đỏ bừng, vội vàng phủ nhận. Bà ấy nói mẹ của Bối Khương mắng nhiếc trong khu, mọi người đều biết con bé yêu sớm rồi!
Nhìn dáng vẻ lén lút của tôi, bà ấy cũng đoán là tôi đến tìm Bối Khương.
Tôi lắp bắp nói: “Cháu không phải yêu sớm, cháu đến để đòi tiền, Bối Khương còn nợ tiền cháu đó ạ.”
Bà cụ đột nhiên thở dài, rồi kể rằng bà ấy đã chứng kiến Bối Khương lớn lên. Tôi từ đây mới biết rằng trước khi lấy ba của Bối Khương, mẹ cậu ấy đã từng có một cuộc hôn nhân.
Người chồng trước là một gã tóc vàng đẹp trai nhưng nghiện rượu, cờ bạc và hay đánh người. Mẹ của Bối Khương bị đ//ánh đ//ập tàn nhẫn, đành bỏ lại đứa con gái mới vài tháng tuổi mà ly hôn chạy trốn.
Sau này, bà ấy kết hôn với ba của Bối Khương, nhưng rồi lại nhớ đến đứa con gái phải chịu khổ trước kia.
Hồi nhỏ, Bối Khương cũng từng được học đủ các môn năng khiếu. Nhưng từ khi mẹ đón cô chị gái cùng mẹ khác cha trở về, bà dần dần cắt hết những khóa học này.
Chị cậu ấy không biết khiêu vũ, không biết hát, không biết vẽ, mỗi lần nhìn thấy Bối Khương hát hay, chơi nhạc cụ giỏi là tự dưng rơi nước mắt.
Người mẹ bèn nói: “Đều là con của nhà họ Bối, không thể thiên vị ai cả.”
Lúc đó Bối Khương còn nhỏ, tức giận hét lên với mẹ.
“Không phải, không phải! Chị ấy đâu phải con của ba! Ba của chị ấy là tên cờ bạc rượu chè! Chị ấy họ Trịnh, không phải họ Bối! Chị ấy học được, thì sao con không được học? Dựa vào cái gì chứ!”
Chị gái lúc đó không nói gì.
Đêm hôm sau, trời mưa lớn, chị ấy bỏ nhà đi, chỉ mặc đồ ngủ, không mang theo một xu nào.
Mẹ Bối Khương gần như phát đ//iên, Bối Khương chỉ đành lảo đảo cầm ô chạy theo để che cho bà, nhưng bà giật ô từ tay cô và ném đi, chửi cô là đồ sói mắt trắng, đồ ích kỷ.
Bối Khương sợ hãi khóc lóc xin lỗi, nhưng mẹ cậu ấy đá cậu một cái, bắt cậu phải quỳ trong đêm mưa, chửi mắng không ngừng.
“Nếu không tìm thấy chị mày, thì mày cứ quỳ ở đây tới chet thì thôi!”
“Dựa vào cái gì à?! Dựa vào việc tao là mẹ mày! Đây là món nợ mày nợ tao, là mày nợ chị mày!”
“Mày tính toán như vậy, còn mong sau này tao sống dựa vào mày à?! Đồ vô ơn!”
Bối Khương khóc đến mức gần như ngất đi trong mưa. Con chó nhà cậu ấy chạy ra kéo vạt áo cậu như thể muốn bảo cậu ấy hãy nhanh chóng vào nhà. Cậu ấy ôm lấy con chó khóc, không dám nhúc nhích dù thân thể đã thực sự rã rời.
Sau đó, gần sáng, mẹ và chị của cậu ấy cuối cùng cũng quay về. Chị cậu được tìm thấy trong bệnh viện nơi ba cậu đang nằm.
Nghe nói khi mẹ cậu ấy tìm thấy chị, chị đang quỳ trước giường bệnh trống của ba dượng.
Ba của Bối Khương tình trạng bệnh tái phát, vừa được đưa vào phòng cấp cứu. Chị cậu ấy khóc và nói với mẹ rằng chị đến đây là để gặp ba, từ lâu đã coi chú ấy là ba của mình.
Trong những đêm dài, chị ấy biết bao lần mong có được một người ba như ba của Bối Khương, chị ấy không muốn có một người ba hay đ//ánh đ//ập như thế. Nhưng chị ấy không có, và mẹ đã rời bỏ khi chị chưa đầy một tuổi.
Mẹ của Bối Khương ôm lấy chị ấy òa khóc. Đêm đó, ba của Bối Khương không qua khỏi.
Bối Khương chờ cả đêm, chờ được tin ba mình đã qua đời. Mẹ cậu ấy ôm chị trở về, từ đầu đến cuối không thèm nhìn cậu ấy một lần.
Bà hàng xóm nói: “Đứa trẻ đó, từng được ba mẹ nâng niu trong suốt hơn mười năm, yêu thương đến tận xương tủy, vậy mà đột nhiên từ công chúa nhỏ biến thành người bị ghét bỏ. Ôi…”
“Mẹ cô bé ngày nào cũng bảo do cô hại chet ba. Cô bé khóc, thì chị cô lại khóc to hơn. Cháu không biết đấy, chị cô bé ngày nào cũng làm ra vẻ đáng thương, tâm địa còn nham hiểm hơn cả đài sen, bắt nạt cô bé hết lần này đến lần khác.”
“Mẹ cô thì ép cô thừa nhận rằng chính cô đã hại chet ba, nhưng cô bé sao có thể thừa nhận? Mẹ cô, bà luôn tỏ ra hận cô đến tận cùng, còn quan tâm gì đến cô nữa đâu chứ…”
Bà cụ lẩm bẩm thở dài. Cuối cùng bà hỏi tôi: “Cô bé nợ cháu bao nhiêu tiền?”
“Để bà trả giúp nhé.”
6
Tôi trở lại trường học.
Ba tôi đang ở trong văn phòng, vừa gặp tôi đã giáng ngay cho một cái tát.
“Đồ mất dạy, nói là ba bị bệnh nặng cần đi thăm bệnh, làm ba hắt xì suốt cả buổi chiều! Rốt cuộc đi đâu vậy? Có phải ra ngoài gây chuyện rồi không?!”
Tôi buồn bã hỏi ba: “Ba nói xem trên đời có thật là có những bậc cha mẹ thiên vị đến mức coi con mình như kẻ thù không?”
Ba lại vỗ vào đầu tôi: “Nói linh tinh cái gì? Dù có nói đến đời tổ tiên thứ mười chín cũng chẳng có ý nghĩa gì. Rốt cuộc là đi làm gì hả?”
Tôi đáp rằng mình đi đòi tiền.
Ba tôi thoáng lo lắng, hỏi có phải ai bắt nạt tôi không, ánh mắt bắt đầu lướt qua giáo viên chủ nhiệm, rồi hỏi tôi có lấy được tiền không.
Tôi nói là không, nhưng tôi sẽ lấy được, bảo ba đừng lo.