Nhỏ giọng: “Đều là của Tiểu Mễ.
”
08.
Tiểu Mễ là chú Labrador đã theo Thời Dã mười năm, cũng là kỷ vật mẹ anh để lại cho anh.
Nhưng tôi không thích chó, không thích chút nào.
Thậm chí tôi còn hơi dị ứng lông chó, từng bị chó cắn nữa.
Thế nên Tiểu Mễ chỉ có thể ngủ ngoài ban công.
Hồi Thời Dã vừa mang nó về, tôi ghét nó kinh khủng, chê nó hôi, mập, ăn nhiều, cũng thải nhiều.
Khi Thời Dã có tiết học, tôi dắt nó ra ngoài dạo, nó đôi khi chạy quá nhanh, kéo tôi suýt ngã chổng vó.
Cái đuôi vung lên đập trúng tay tôi, đau điếng.
Tôi lại càng bực hơn.
Tôi thật sự rất ghét nó.
Nhưng hôm đó, cha nuôi gọi tôi ra gặp.
Ban đầu tôi cũng không định mang Tiểu Mễ theo.
Lúc xỏ giày, Tiểu Mễ ngậm sợi dây dắt, rên ư ử tỏ ý muốn đi cùng.
Tôi nghĩ một lát rồi vẫn dắt nó.
Đến nhà cha nuôi, vừa nói chuyện chính được một nửa, tôi đưa ông hai chục triệu.
Ông ngẩn ra.
Tôi bước tới ôm ông, nói đó là tiền tôi cảm ơn ông vì đã nuôi nấng tôi.
Một lúc sau, tôi cúi đầu mới nhận ra dây dắt bị Tiểu Mễ tự tháo ra.
09.
Cuối cùng, trong cái lều của kẻ lang thang bên cạnh, tôi tìm thấy vòng cổ của Tiểu Mễ.
Trên thớt vẫn còn vết máu và một phần thi thể.
Đầu óc tôi nổ tung, chộp con dao phay lao tới chém người.
Rốt cuộc cảnh sát đã ngăn tôi lại.
Hôm đó Thời Dã đang ở nơi khác thi đấu bóng rổ, đến khi quay về, anh nhìn túi đồ trên tay tôi,
giọng khản đặc: “Tiểu Mễ đâu?”
Mắt tôi đỏ hoe, không muốn anh thấy.
Anh bắt gặp mảnh thi thể của Tiểu Mễ, liền gào lên lao tới tên hung thủ, nắm cổ áo hắn nện tới tấp.
Tên kia gào khóc: “Bố vợ cậu nói đó là chó con gái ông ấy, bảo cô ta vốn ghét chó, giết đi ăn thịt.
Lát nữa gọi cô ta tới cùng ăn, bảo ngày bé cô ta cũng ăn thịt chó…”
Tôi bước lên muốn cản tay Thời Dã, nhưng anh đột nhiên rụt lại, mắt đỏ ngầu:
“Tôi biết chắc vụ này có thể không liên quan đến em.
”
“Nhưng làm ơn, đừng chạm vào tôi lúc này.
”
10.
Tôi hiểu.
Trong lòng anh đã có vết hằn.
Một người yêu chó như anh, mà bạn gái lại từng ăn thịt chó, còn gián tiếp hại chết con chó anh nuôi suốt mười năm.
Anh làm sao tìm được lý do để quay về như xưa.
Hôm ấy, Thời Dã mang hài cốt Tiểu Mễ đi.
Tôi không biết anh đi đâu, cũng không dám gọi điện hỏi.
Tôi quay về nhà, thấy căn phòng vắng tanh, không còn Tiểu Mễ nhào vào liếm tôi nữa.
Rõ ràng tôi không thích nó, mà vì sao nước mắt cứ tuôn mãi?
Sàn nhà toàn đồ chơi của Tiểu Mễ, tôi nhặt lên từng món, rửa sạch, treo ra phơi.
Tôi gọi điện cho Thời Dã, muốn hỏi anh chôn Tiểu Mễ ở đâu, tôi muốn đem chút đồ ăn và mấy món đồ chơi nó thích đến đó.
Nhưng anh không nghe, máy báo tắt.
11.
Một khi anh tắt máy, tôi chẳng thể liên lạc được nữa.
Mãi đến một tuần sau, anh nói lời chia tay qua điện thoại.
Im lặng rất lâu, tôi đồng ý, nhẹ giọng nói xin lỗi.
Tôi biết Tiểu Mễ quan trọng thế nào với anh, như người thân của anh vậy.
Mà tôi lại gây ra mọi chuyện.
Tôi xếp hàng đồ chơi của Tiểu Mễ, để chúng ngay bên mép giường, cúi đầu nhìn, dường như thấy Tiểu Mễ không thèm để ý tôi phản đối mà cứ nhảy tọt lên giường, lật bụng ra vẫy đuôi.
“Lộp bộp.
”
Tiếng ánh ảnh vang lên.
Ngay khoảnh khắc giọt nước mắt rơi xuống món đồ chơi, Lục Trạch bấm nút chụp.
Anh bước lại cầm lấy món đồ chơi màu xanh:
“Em bảo em ghét chó, không thích Tiểu Mễ, thế mà lại mua toàn đồ chơi màu nó thích nhất.
“Em biết nó thích loại đồ chơi có tiếng kêu, biết nó mê hương vị nào nhất.
”
“Cái ổ và bát ăn ngoài ban công sạch sẽ tinh tươm, chẳng có lấy một vết bẩn.
“Thậm chí góc giường cũng có chăn nhỏ cho nó, ngay cả đầu giường cũng đặt thuốc dị ứng.
“Trình Yểu Yểu.
”
“Em chỉ là không chịu tha thứ cho bản thân.
”
12.
Đến chủ đề thiên niên kỷ.
Bộ chụp này, Lục Trạch vốn nghĩ tôi sẽ dẫn anh về ngôi trường đại học của mình.
Nhưng cuối cùng, điểm đến lại là——Bệnh viện Tâm thần Phúc Sơn.
Thời đại học của tôi, gần như quanh quẩn giữa ba chỗ: đi học, đi làm thêm, và bệnh viện tâm thần này.
Khi mẹ tôi sắp ra viện, bệnh viện này liền bỏ phế, cách bài trí bên trong hầu như vẫn giữ nguyên từ đó đến giờ.
Chúng tôi tới phòng bệnh 406, dây cố định trên thành giường vẫn còn nguyên, bừa bộn không ai cất.
Lâu ngày không tu sửa, tường ban công mọc rêu xanh.
Trên tường đầy những công thức loang lổ, cùng những hình vẽ tôi vẫn không hiểu nổi.
“Mẹ tôi.
”
“là một người điên.
”
“Còn tôi thì lại là đứa xuất sắc nhất vùng, hồi thi đại học còn đỗ thủ khoa toàn tỉnh.
“Người ta bảo tôi là thiên tài, nhưng mẹ tôi lại là kẻ điên.
“Bà đã phát bệnh từ khi tôi còn rất nhỏ.
“Lúc nào bà cũng lẩm bẩm mấy câu tôi nghe không hiểu, rồi cắm cúi viết vẽ gì đó trong quyển sổ cũ.
”
“Bà ghét tôi gần gũi với cha nuôi, thấy ông mua kẹo cho tôi là xông tới tát tôi, gạt kẹo trên tay tôi đi.
“Hồi đó tôi hận bà, hận đến mức mong bà chết đi.
“Trước khi gặp Thời Dã, tôi chưa từng có một bữa sinh nhật, cũng chưa từng ăn một miếng bánh kem.
“Tôi vốn ghét bánh kem.
“Nhưng anh biết không, sáng hôm bà tự tử.
”
“Bà bỗng nhiên tỉnh táo lạ thường, dịu dàng và lịch thiệp như mấy bà mẹ hiền trên tivi.
“Không hiểu bà mua ở đâu được chiếc bánh kem cũ kiểu cổ.
”
“Cắm ba ngọn nến, nói: ‘Chúc bé cưng sinh nhật vui vẻ.
’
“Tối hôm đó, nửa đêm cảnh sát gõ cửa, bảo tôi tới nhận xác, nói mẹ tôi đã nhảy sông.
”
Tôi ngồi xổm xuống,
chìa tay chạm vào bức vẽ nơi góc tường.
Trên đó, hình vẽ nguệch ngoạc một người phụ nữ mặc váy dài đang dắt theo một cô bé.
Bên trái bà, là một người đàn ông với khuôn mặt tươi cười.
Tôi bình thản nói: “Thật ra, bà chết có khi lại tốt cho bà.
”
13.
Ánh chiều vàng cắt đôi căn phòng thành hai nửa sáng tối.
Lục Trạch chụp tấm ảnh tôi đang quỳ gối, tay sờ lên bức vẽ trên tường.
Anh khẽ nói: “Nhưng lúc nãy trên đường, anh thấy trong ví em…
“Có tấm ảnh đã bị xé rồi dán lại, trong đó em mặc váy đỏ, được mẹ ôm, phía sau mẹ em là một người đàn ông cao lớn.
“Mấy người vây quanh một chiếc bàn tròn, cùng thổi nến bánh kem.
“Mẹ em cúi xuống hôn em, như thể đang ôm giữ báu vật quý giá nhất trên đời.
”
Tôi không giải thích gì về bức ảnh ấy, chỉ bước đến bên cửa sổ.
Khung cửa sổ chỗ này lâu nay bịt kín bằng lưới sắt, dù ánh sáng chiếu vào cũng bị cắt thành vô số ô vuông nhỏ.
Như số phận những người bị nhốt nơi đây, đời họ nát vụn, chắp vá.
Tôi bất ngờ chạy ra hành lang xách về chiếc rìu cứu hỏa, quay lại phòng bệnh, dùng sức đập thẳng vào cửa sổ.
Một nhát, hai nhát, ba nhát…
Cho đến khi tạo được một khe nứt.
Cho đến khi bóng sáng vụn vặt trên sàn hợp thành một dải sáng liền mạch, ào ạt ùa vào trong.
14.
Khi chuyên viên trang điểm hoàn thành tạo hình phi chủ lưu cho tôi, cô ấy không nhịn được cười.
Đường kẻ mắt thật đậm, lông mi giả, chuỗi vòng cổ sắc màu rực rỡ.
Khi cô cùng Lục Trạch ra xe lấy đồ, vừa đóng cửa, tôi ôm bụng từ từ gập người lại.
Cơn đau lại ập đến.
Thuốc giảm đau hầu như chẳng còn tác dụng.
Mười ngón tay tôi bấu chặt, ấn mạnh vào vùng bụng đau đớn.
Cứ thế hồi lâu mới tạm dịu.
Thời điểm Lục Trạch và mọi người quay lại.
Tôi đã ngồi ngay ngắn chờ họ.
Khi thợ trang điểm kẹp tóc uốn xoăn kiểu râu ngô cho tôi, chị ấy sờ trán tôi:
“Không khỏe à, sao người nóng thế?”
Tôi nắm cổ tay chị, bảo không sao.
Trong gương, tôi đang mặc một chiếc váy sặc sỡ, phối màu kẹo ngọt.
Tôi cũng cười theo.
Chị thợ trang điểm tò mò:
“Sao em muốn chụp kiểu này? Nhiều người còn không dám nhìn lại quần áo của chính mình hồi ấy.
“Em từng mặc thế này trước đây à?”
Tôi lắc đầu:
“Chưa bao giờ.
“Bạn em thích kiểu này.
”
15.
Hà Thải Linh là cô gái thân nhất với tôi trong thôn.
Mẹ cô ấy qua đời ngay lúc sinh cô ở nhà, bị khó sinh trên giường đất.
Một tấm chiếu cỏ rách, cuộn vội rồi chôn.
Vài ngày sau, bố cô lại bỏ hai trăm tệ sang thôn bên mua một người vợ mới.
Thải Linh bảo cô không thích người mẹ kế ấy, còn quá trẻ, mới mười tám tuổi.
Hồi chúng tôi học lớp bảy, tan học xong, cô kéo tôi ra tiệm tạp hóa xem tivi.
Trong tivi, đám nam nữ mặc quần áo sặc sỡ, tóc xù, mắt lúc nào cũng lấp lánh.
Cô nói thứ đó gọi là “phi chủ lưu”.
Học kỳ sau, có hôm Thải Linh bỗng không tới trường nữa.
Hôm đó tôi theo thầy đến nhà cô.
Bố cô ngồi ở sân, mặc quần cộc hút thuốc lào.
Hàm răng ám khói vàng của ông chốc chốc lại nhả khói:
“Con gái đi học vô dụng, nó có em trai rồi, nó lại không thích học, chi bằng gả sớm cho xong.
”
Từ xa, tôi thấy Thải Linh nép sau cửa phòng.
Đôi mắt đen trắng rõ rệt của cô càng nổi bật trong bóng tối.
Tham gia bình luận ngay...
You must be logged in to post a comment.