16.
Về sau, cha nuôi tôi cũng không cho tôi đi học.
Thầy hiệu trưởng và thầy giáo vượt quãng đường núi rất xa đến tận nhà.
Thầy thậm chí còn đưa cả tiền lương của mình, nói sẽ giúp tôi học đến hết cấp ba.
Cha nuôi tôi mới chịu nhượng bộ.
Lên lớp mười, tôi bắt đầu ở ký túc xá.
Có một lần nghỉ đông về thăm nhà, tôi gặp Thải Linh ở đầu thôn.
Bụng cô ấy hơi nhô lên.
Tôi ngồi trò chuyện với cô một lúc, rồi hỏi về cái bụng ấy.
Cô ấy trên mặt mang vẻ thẹn thùng, hơi háo hức không biết trong bụng là bé trai hay bé gái.
Lúc đó tôi mới hay tin.
Năm ngoái, Thải Linh bị gả sang thôn bên cạnh với giá chín trăm tệ tiền sính lễ.
Tôi khó chịu đến mức muốn nôn.
Chín trăm tệ thôi, mà mua đứt cả một đời con gái.
Cách đây mấy năm.
Rõ ràng tôi với cô ấy còn ngồi chung một chỗ, bàn tán mấy cô gái trẻ trong làng, tuổi còn nhỏ mà bụng đã nhô cao.
Thải Linh còn nói: “Sau này tớ sẽ đi làm xa, mặc váy rực rỡ, nhuộm tóc, uốn kiểu râu ngô.
”
Tôi vẫn nhớ rất rõ, dưới ánh mặt trời, hai gò má cô ấy đỏ ửng, mộc mạc mà tươi tắn.
Đến lúc chia tay.
Cô ấy tháo chiếc vòng trên cổ tay, đeo sang cho tôi.
Đó là vòng hạt nhựa màu kẹo do cô ấy tự xâu, sặc sỡ rực rỡ.
Cô ấy tiễn tôi ra đến đầu đường, vẫy vẫy tay: “Học giỏi nhé, ngày càng tiến tới.
”
Kỳ nghỉ đông.
Tôi dành tiền tiêu vặt mua một chiếc bìa kẹp nhựa, định đem về tặng cô ấy.
Vậy mà họ lại bảo.
Thải Linh mất rồi.
Khó sinh.
Sinh ra con trai.
17.
“Chiếc vòng này là cô ấy tặng em à?” Thợ trang điểm chạm vào chiếc vòng trên tay tôi.
Tôi gật đầu, tháo ra cho chị xem.
Chị giơ lên ngắm.
Mỗi hạt nhựa đều rực rỡ lòe loẹt, dù tôi giữ gìn cẩn thận, vẫn có hai hạt hơi ố vàng.
Hóa trang xong, chúng tôi đến công viên lớn nhất trong thành phố.
Ở đó, chúng tôi chụp xong bộ ảnh phong cách “phi chủ lưu.
”
Chỉ còn một bộ cuối.
“Thời thơ ấu.
” Lục Trạch điều chỉnh máy ảnh.
“Em định chụp ở đâu?”
Tôi mở bản đồ, nhập một địa chỉ.
Tôi cảm thấy hơi mệt, giọng cũng hạ thấp đi nhiều:
“Có lẽ có một câu chuyện thật dài để kể.
“Anh có muốn nghe không?”
Lục Trạch nổ máy xe, liếc nhìn tôi, lấy tấm chăn bên cạnh đắp lên chân tôi.
“Em cứ từ từ kể.
“Anh có đủ thời gian để nghe.
“Dù sao, em là vị khách đầu tiên đồng ý cho anh gộp chung triển lãm ảnh và lễ tang.
”
Chiếc xe chạy suốt hai ngày hai đêm.
Câu chuyện của tôi cũng đứt quãng theo.
Trong lúc tôi ngủ, Thời Dã có gọi điện, tôi không nghe máy, anh lại nhắn tin hỏi:
[Em đang ở đâu?]
[Chúng ta nói chuyện đi.
]
Có vẻ sợ tôi hiểu lầm gì đó, anh vội nhắn tiếp:
[Nhà không có ai, anh về lấy đồ của Tiểu Mễ.
]
Tỉnh dậy, tôi thấy tin nhắn và cuộc gọi nhỡ.
Nghĩ một lúc, tôi chỉ nhắn lại:
[Trong tủ ngoài ban công.
]
18.
Khi dừng ở trạm dịch vụ để nghỉ và ăn cơm.
Mới ăn hai miếng, dạ dày tôi đã quặn lên dữ dội.
Tôi nôn rất nhiều.
Thợ trang điểm lo lắng nhìn tôi: “Hay đi bệnh viện kiểm tra nhé!”
Tôi ra hiệu chị đừng lo: “Tác dụng phụ của thuốc thôi, bình thường mà.
”
Lục Trạch rót nước ấm cho tôi: “Em chịu nổi không?”
Tôi gật đầu.
Nhưng rồi lại tiếp tục nôn.
Thợ trang điểm dìu tôi vào nhà vệ sinh.
Ra ngoài, Lục Trạch bảo vừa có điện thoại gọi đến, anh tưởng là máy mình nên lỡ nghe.
Tôi nhìn màn hình, là số của Thời Dã.
Lục Trạch nói: “Bạn trai cũ của em cứ hỏi em đang ở đâu, thật sự em không định gọi lại à?”
Tôi nhắm mắt.
Cơn đau bụng vẫn chưa thuyên giảm.
Có gọi lại cũng chẳng giải quyết gì.
Dù sao, tôi cũng sắp rời khỏi thế giới này.
Tôi và Thời Dã, đã đi trên hai con đường hoàn toàn khác biệt.
Anh còn có tương lai tươi đẹp, có người tốt hơn ở bên cạnh.
19.
Nửa tiếng trước,
Thời Dã đang tụ tập với đám bạn ở hội quán.
Tiểu Ngư lướt điện thoại một lát, bỗng thốt lên: “Oa, quả nhiên là tác phẩm của Lục Trạch, chỉ một tấm ảnh đơn giản mà chụp đẹp kinh khủng! Anh nhìn này, là cô bạn hôm bữa tụi mình gặp ở tiệm chụp ảnh đó.
“Hai tấm ảnh hé lộ trước trông đã quá đỉnh, triển lãm kỳ này kiểu gì cũng bùng nổ!”
Cô ấy chìa điện thoại cho Thời Dã xem.
Thời Dã ngậm điếu thuốc, vô thức nhìn lướt qua, rồi động tác trên tay chợt khựng lại.
Trong ảnh,
cô gái ngồi ở ghế lái phụ.
Ánh nắng hắt vào trong xe, nửa bên mặt phủ lớp lông tơ mảnh, mang sắc vàng óng.
Trong khung hình, cô nhắm mắt, tựa như đang say ngủ.
Bức ảnh tràn đầy cảm giác giàu câu chuyện cũ và không hề phòng bị.
Góc chụp này.
Cũng rất giống ảnh thân mật của cặp tình nhân.
Dòng chú thích của nhiếp ảnh gia là: [Bí mật của cô ấy].
Một luồng cảm xúc chua xót pha lẫn tức giận trào lên trong lòng anh.
Anh nuốt khan, quai hàm căng cứng.
Ánh mắt tối sầm.
Anh không thể nào tỏ ra thờ ơ.
Mọi thứ liên quan đến cô, anh không sao bỏ qua được.
Dù anh cố tỏ ra dửng dưng rất giỏi.
Nhưng chỉ anh mới hiểu rõ.
Anh hoàn toàn không quên nổi cô.
Anh thậm chí còn nghĩ đến cảnh gã nhiếp ảnh cao ráo, đẹp trai kia ngồi sát bên cô.
Qua một góc chụp mập mờ để bắt trọn từng cử động, biểu cảm của cô.
20.
Anh điên cuồng ghen tuông.
Hóa ra anh không chịu nổi dù chỉ một chút, việc có chàng trai khác ở bên cô.
Đến khi anh bình tĩnh lại.
Cuộc điện thoại đã được gọi đi.
Người bắt máy.
Chính là tay nhiếp ảnh tên Lục Trạch.
“Yểu Yểu ngủ rồi, cậu tìm cô ấy có việc gì à?”
Yểu Yểu?
Gọi thân mật như thế là ý gì?
Cảm giác bực bội dâng lên.
Vào giờ này.
Cô ấy đang ngủ.
Và anh ta lại nhấc máy thật nhanh.
Bọn họ đang ở cùng nhau sao?
Thời Dã bứt cổ áo, hỏi: “Chụp một bộ ảnh thôi, cần gì lắm ngày thế?”
Đối phương cười khẽ.
Như đang khiêu khích: “Cần chứ.
”
Tiếp đó càng có ẩn ý: “Ít nhất cũng có người hiểu rõ cô ấy tuyệt vời thế nào hơn anh.
Chưa để anh nói thêm gì.
Bên kia cúp máy luôn.
21.
Sắp đến nơi rồi.
Tôi dần thấy tỉnh táo hơn.
Bắt đầu kể câu chuyện cuối: “Có một người đàn ông tên Trình Hải Dương, là nhà thầu xây dựng ở thành phố K.
Vợ anh ta là Kỷ Trừng Phong, thạc sĩ ưu tú của khoa Xây dựng Đại học K, xinh đẹp và cao ráo.
Mười bảy năm trước, bố mẹ cô ấy qua đời nên cô ấy suy sụp tinh thần trong một thời gian dài.
Anh ta đưa vợ đi khắp nơi chữa trị.
Khi vợ dần hồi phục, anh ta cùng vợ và con gái đến đây du lịch.
Ở ngã rẽ con đường đất này, anh ta xuống xe hỏi đường.
Trước khi đi, anh ta đã cẩn thận khóa cửa xe.
Con gái đang ngủ.
Anh ta dặn vợ ngoan ngoãn ở yên trong xe, anh sẽ quay lại ngay.
Vợ gật đầu, bảo sẽ đợi anh về.
Chỉ là lúc anh quay lại thì vợ và con gái đều biến mất.
Kể từ ngày đó, thế giới này lại có thêm một gã đàn ông phát điên.
Anh ta rút sạch gia tài, đi khắp nơi tìm kiếm.
Nhưng thời đó chưa có hệ thống camera giám sát, giao thông cũng không thuận lợi.
Từ một doanh nhân đầy khí thế, anh ta sa sút thảm hại.
Kéo theo đó là vô số lời đồn.
Có kẻ bảo vì vợ anh ta có vấn đề thần kinh, anh ta ở ngoài đã có người khác, nên cố tình bỏ mặc vợ con.
Lại có người nói anh ta bạo hành, vợ con bỏ nhà trốn đi.
Anh ta gánh chịu nỗi đau khủng khiếp, bán nhà bán xe, đi khắp nơi kiếm tìm.
Tôi lấy từ trong túi ra một tờ báo nhàu nát.
Trên đó có tin tức về anh ta.
Trong ảnh, anh ta đang đạp một chiếc xe ba bánh cũ nát, dán đầy tờ rơi tìm người.
Râu tóc lởm chởm, xơ xác, gương mặt phờ phạc như người năm sáu chục tuổi.
22.
Về sau, anh ta bị xe tông trên đường, què một chân, chẳng đạp nổi nữa.
Anh ta quay lại chốn này, dựng một lều nhựa tạm bợ, ở đó, sống nhờ nhặt rác.
Anh ta nói, anh ta bảo vợ ngoan ngoãn đợi anh ở đây, nhưng anh lại đi quá lâu, nên vợ con mới biến mất.
Giờ đến lượt anh chờ tại chính nơi này.
Thế nào rồi cũng có một ngày họ trở về.
Tôi đẩy cửa, bước xuống xe.
Từ xa, cái lều nát ấy đã bị tháo dỡ.
Chỉ còn một đống tôn sắt gỉ, chắp vá thành thứ gì đó trông giống một con chim, và ba khung người bằng thép uốn.
Đường nét của hai người lớn, giữa họ nắm tay một đứa bé.
Tôi đi được mấy bước rồi dừng lại thở gấp.
Tôi đang mặc chiếc váy đỏ giống hệt trong những giấc mơ thời thơ ấu, chậm rãi tiến về phía đó.
Bầu trời bắt đầu đổ mưa lất phất.
Tôi đưa tay ra, khẽ chạm tay vào hình nhân sắt ấy.
“Chúng ta về nhà thôi.
”
“Bố ơi.
“Con và mẹ cùng đưa bố về nhà.
”
Chiếc dây chuyền của mẹ đang đeo trên cổ tôi buông xuống, áp sát vào cánh tay của tượng sắt.
23.
Sau khi chụp xong, Lục Trạch nói với tôi:
“Anh sẽ mau chóng in ảnh ra trong vài ngày tới.
”
Tôi co người trên ghế phụ, cố không để mình rên lên vì đau.
Chỉ lắc đầu, đưa cho anh một bức thư.
“Anh… về rồi hẵng mở ra…”
Lục Trạch cầm lá thư, nhận ra tình trạng của tôi đã rất tệ, anh lập tức nổ máy xe.
“Chúng ta đến bệnh viện ngay.
”
Tôi lại lắc đầu:
“Xin anh… đưa tôi về nhà.
”
Tôi nói địa điểm cuối cùng cho anh.
Nghĩa trang Thanh Sơn.
Anh nhìn tôi một lúc.
Sau đó lại là một chặng đường dài.
Trong khoảng thời gian đó, tôi gần như nửa mê nửa tỉnh.
Tới nơi, tôi tháo bộ tóc giả.
Thợ trang điểm đỡ tôi, cô ấy chẳng thể kìm được nước mắt.
Tôi dựa vào mộ của mẹ ngồi xuống.
Hài cốt của bố cũng đã tìm được, giờ bố nằm ngay sát bên mẹ.
24.
Tôi tựa vào bia mộ.
Cơn gió nhẹ lướt qua má tôi.
Mơ hồ, tôi như thấy bố mẹ đang nắm tay nhau, chậm rãi tiến về phía tôi.
Họ đến đón tôi.
Cuối cùng, tôi cũng sắp về nhà.
Một tuần sau, nhiếp ảnh gia thiên tài Lục Trạch tổ chức một buổi triển lãm ảnh mang tên “Hồi ức” trong thành phố.
Nghe nói buổi triển lãm đó, chính là di ảnh tang lễ của một nữ sinh từng đỗ thủ khoa năm nào.
Triển lãm phát trực tiếp trên toàn mạng.
Vừa lên sóng, độ hot lập tức bùng nổ.
Dân mạng bàn tán xôn xao:
[Bây giờ cái gì cũng có thể dùng để PR được nhỉ.
]
[Đám tang của thủ khoa? Có đặt thi thể trong đó không vậy?]
[Là triển lãm của thầy Lục Trạch đấy! Thường vé triển lãm của thầy ấy khó mà giành nổi, lần này lại truyền hình trực tiếp cho cả mạng xem?]
[Di ảnh ư? Thế chắc ảnh toàn trắng đen thôi nhỉ?]
[Cô gái đó có gì đặc biệt chứ? Sao lại dùng di ảnh của cô ấy để làm triển lãm? Không thấy xui xẻo à?]
25
Với sự xuất hiện của bộ ảnh đầu tiên
Dòng bình luận:
[Ảnh chụp đẹp quá! Có thể thấy cô gái này hình như rất thương chú cún của cô ấy.
]
[Nhìn ánh mắt cô gái này mà lòng tôi đau nhói.
Tôi cũng nuôi chó, tôi biết cảm giác mất đi thú cưng yêu quý nó ra sao.
]
Cũng có người chửi bới:
[Tôi từng gặp người này ở đồn công an, hôm đó cô ta cãi nhau với mấy gã đàn ông, có một ông già nói cô ta còn ăn thịt chó nữa, giả vờ thôi, đúng là chiêu trò, nếu thật sự yêu chó thì tại sao trước kia cô ta còn ăn thịt chó?]
Rất nhanh, mã QR bên cạnh bức ảnh thu hút sự chú ý của mọi người.
[Chuyện xưa à? Tôi muốn xem xem có chuyện gì để kể.
]
[Tôi cũng quét thử xem.
]
Sau khi quét mã, hiện lên một đoạn chữ:
[Tám tuổi, tôi từng nhặt về một chú chó con lông vàng.
Chú cún lớn rất nhanh.
Hồi đó tôi động vào lông nó thường nổi mẩn, mà chẳng biết mình dị ứng với nó.
Chú cún vàng cực kỳ yêu quý tôi, vì tôi hay để dành thịt cho nó.
Đến lúc nó lớn, mỗi ngày đều kiên nhẫn đưa tôi đến trường, rồi lại đến đón tôi tan học.
Nhưng một hôm nó không đến đón tôi nữa.
Tôi chạy vội về nhà, tìm nó khắp đồi núi.
Đến bữa tối, tôi ngồi gảy bát cơm một cách vô hồn, cha nuôi gắp cho tôi một miếng thịt, tôi vô ý ăn vào.
Tới khi nhìn thấy nét cười dơ dáy của ông và mấy gã khác, tôi mới biết, tôi vừa ăn thịt con cún vàng.
Tham gia bình luận ngay...
You must be logged in to post a comment.