Ta nhẹ nhàng nói với bóng lưng ông ấy, nhưng trên mặt lại nở nụ cười, như thể đang nói điều gì đó rất vui vẻ.
Phụ thân ta khựng lại, không quay đầu bước nhanh rời đi.
Phụ thân ta không bao giờ đến nữa, chữ “không bao giờ” này là kết luận ta rút ra sau ba năm.
Năm ta mười bốn tuổi, mẫu thân ta đổ bệnh.
Lúc sáng sớm, ta đã cảm thấy có gì đó không ổn. Mẫu thân ta ngày thường để giành được việc thêu thùa ở chợ phiên, luôn phải dậy từ lúc gà gáy, huống chi hôm nay là sinh thần ta.
Trong lòng chùng xuống, thái dương giật giật hai cái, mím môi đi đến phòng mẫu thân ta, lúc mở cửa nhìn thấy bóng dáng bà ấy, ta mới thở phào nhẹ nhõm.
Bà ấy nước mắt lưng tròng, đầu tóc rối bù, quầng thâm dưới mắt rõ ràng, vừa nhìn đã biết là thức trắng đêm. Tay nắm chặt một cây sáo ngọc, tua rua màu đỏ ở đuôi sáo đã bị sờn đến bạc màu.
Ta biết, đó là vật duy nhất phụ thân ta để lại cho mẫu thân ta.
“Mẫu thân, người sao vậy?” Ta hỏi.
Trong lòng có chút đau nhói, nhưng rất nhanh đã hóa thành một cảm xúc nhạt nhòa không vị.
Nếu nói ba năm trước, ta còn có chút oán trách, thì bây giờ, ta không hề oán trách nữa.
Những oán trách đó, đã sớm tan biến hết từ khi mẫu thân ta lao vào chợ, tranh giành với đám nữ nhân quê mùa để vá những đôi giày tất bẩn thỉu chỉ để kiếm chút tiền sinh hoạt, khi những tên lưu manh ven đường định giở trò đồi bại với hai mẫu tử ta, khi ta lần đầu tiên có kinh nguyệt, nhưng trong nhà không tìm được một miếng vải sạch sẽ nào để thay… đã tiêu tan hết rồi.
Ta nói: “Mẫu thân, con đi tìm phụ thân với người nhé!”
Câu nói này như châm ngòi nổ cho mẫu thân ta, bà ấy lập tức hét lên: “Tìm ông ta? Làm sao tìm? Ông ta bảo ta đợi, ta không thể đi tìm ông ta!”
“Đều tại con, đều tại con! Nếu không có con, làm sao ta lại bị giam cầm ở nơi nhỏ bé này!”
Ánh mắt oán hận của mẫu thân ta như d.a.o cứa vào người ta, ta bịch một tiếng quỳ xuống đất, dập đầu lia lịa.
Ta nói: “Mẫu thân, đều tại con, đều tại con, mẫu thân đừng giận nữa…”
Thấy ta như vậy, mẫu thân ta lại bắt đầu khóc nức nở, ôm lấy vai ta, áy náy và xót xa gọi: “Trường Ca Nhi, Trường Ca Nhi, là mẫu thân xin lỗi con…”
Cứ như vậy, chúng ta hành hạ lẫn nhau một cách bệnh hoạn, những năm qua đã bao nhiêu lần rồi, ta cũng không nhớ rõ nữa.
Ta chỉ cảm thấy, mẫu thân ơi, có gì mà phải xin lỗi, đây vốn là số phận của con thôi.
Mẫu thân ta ốm liệt giường nửa năm trời, hai tháng đầu, tuy bà ốm, nhưng đầu óc vẫn tỉnh táo, tay chân cũng nhanh nhẹn, thậm chí còn có thể làm chút việc thêu thùa mà người ta mang đến.
Sau đó, vào một buổi trưa, ta đi từ tiệm thuốc về nhà, lại thấy mẫu thân ta ngã lăn ra đất.
Đầu bị đập đến chảy máu, khóe miệng co giật, thấy ta về, nước mắt liền trào ra từ khóe mắt bà.
“Trường Ca Nhi, Trường Ca Nhi.” Bà ấy gọi tên ta hết lần này đến lần khác, nhưng tay đã không còn sức để giơ lên nữa.
Lúc đó ta còn chưa biết, mẫu thân ta ngã xuống lần này, lại không bao giờ gượng dậy được nữa.
Sau này ta mới biết, bệnh mà mẫu thân ta mắc phải là bệnh liệt.
Tuy không phải là bệnh nan y, nhưng có thể bào mòn tinh thần của con người.
Từ ngày đó trở đi, để dành tiền mua thuốc cho bà, ta bắt đầu nhận những việc giặt giũ ở chợ phiên.
Tay nghề thêu thùa của ta không tốt, mẫu thân ta nói từ nhỏ nhìn ta đã biết ta không có số làm thợ thêu.
Người ở chợ thấy ta nhỏ tuổi, liền ném những thứ bẩn nhất cho ta giặt, có khi là tất của thợ rèn, những đôi tất cứng như sắt đó, cách ba trượng vẫn có thể ngửi thấy mùi chua chua.
Ngày tháng tuy khổ, nhưng cứ thế trôi qua từng ngày.
Hôm đó, bà Vương ở Tây Trấn đến tìm mẫu thân ta, chui vào trong nhà nhỏ nói chuyện với mẫu thân ta rất lâu.
Trong phòng đột nhiên vang lên tiếng động lớn, ta lập tức chạy vào, lại thấy đầu bà Vương bị đập đến chảy máu.
Mẫu thân ta dùng hết sức lực ném một cây trâm ra ngoài, nhưng cơ thể lại ngã mạnh xuống đất.
“Thật là không biết điều, già trẻ gì cũng không biết điều, tưởng mình là cái thá gì? Còn tưởng mình là phu nhân tiểu thư nhà giàu có à, ta khinh!”
Họ Vương vừa mắng vừa bị ta cầm chổi đuổi ra ngoài.
Hóa ra bà ấy đến để mai mối cho ta, nhưng người được mai mối là một người câm, đã sắp ba mươi tuổi rồi, không ai lấy mới đến lượt ta.
“Trường Ca Nhi, con lấy cái hộp gỗ đàn hương dưới tủ ra đây.” Mẫu thân ta nói.
Trong hộp gỗ đàn hương đựng cây sáo ngọc đó, mẫu thân ta nắm chặt cây sáo ngọc vuốt ve hồi lâu, như thể đã hạ quyết tâm nói với ta: “Con đến Vô Hồ tìm ông ta, bảo ông ta đến gặp ta.”
Nói xong, bà ấy ném cây sáo ngọc xuống đất, ngọc vỡ tan.
Mẫu thân ta nói: “Con cứ nói với ông ta, ta sắp c.h.ế.t rồi, trả lại sáo cho ông ta.”
Ta đi theo xe bò đến trấn, chạy suốt đêm đến Tương phủ ở Vô Hồ.
“Phụ thân ta là Tương Viên Ngoại.”
Trước cửa Tương phủ, đám người hầu nghe thấy ta nói đều cười ầm lên, sau đó cầm chổi đuổi ta đi.
Tham gia bình luận ngay...
You must be logged in to post a comment.