1
Ta tên là Lý Ngư. Sau khi nghỉ học đại học, ta bị mẹ ép học nghề giếc cá.
Bởi cha ta bị ngã gãy chân ở công trường, không còn khả năng lo nổi học phí cho ta và em trai.
Mẹ nhất quyết kéo ta từ trường về nhà, dù ta có nói rằng mình có thể vay tiền để tiếp tục học, bà cũng không màng.
Ta không chịu theo bà, thì bà ngồi ngay dưới lầu ký túc xá của ta mà làm loạn.
Bà có thể ngồi cả ngày, gặp ai cũng kể rằng Lý Ngư khoa Y lâm sàng là đứa bất hiếu.
Vốn dĩ ta có thể nhận được học bổng hạng nhất, nhưng vì chuyện này mà học bổng bị hủy bỏ.
Trong trường thậm chí có người mở phát trực tiếp, mạnh mẽ chỉ trích hành vi của ta.
Cảm giác bị người khác nói xấu sau lưng thật không dễ chịu, cộng thêm học bổng không còn, ngay cả phí sinh hoạt của ta cũng trở nên khó khăn.
Sau khi mẹ ngồi lỳ dưới ký túc xá của ta suốt một tuần, ta buộc phải theo bà trở về nhà.
Bà nói cha ta cần tiền để phẫu thuật, em trai vẫn đang học trường trung học tư thục, còn ta, một đứa con gái, học hành chẳng có ích gì.
Bà nói nhà chúng ta chỉ cần một người học đại học là đủ, em trai sắp thi đỗ vào đại học, ta nên đi làm kiếm tiền để nuôi dưỡng nó.
Đôi tay ta vốn dĩ nên cầm dao mổ, nay lại phải cầm dao giếc cá.
Ta làm việc cho ông bán cá là hàng xóm của mẹ, người mà bà vẫn luôn nói là tốt bụng, bán cá để kiếm sống.
Bà tưởng rằng ta không biết bà đã sớm ngầm qua lại với ông này, lại còn toan tính điều khiển ta, trả ta lương ít, bảo rằng việc kinh doanh cá không thuận lợi.
Việc kinh doanh không thuận lợi, sao lại có thể từ sáng đến tối làm không ngơi nghỉ? Bà chỉ muốn tìm cho người tình già của mình một người làm không công mà thôi.
Cha ở nhà chẳng thể làm gì, cũng không có tiền để phẫu thuật.
Ta vô cảm giếc cá, chỉ để kiếm đủ tiền cho cha phẫu thuật, giúp người hồi phục sức khỏe.
Về sau, ta phát hiện ra bí mật của mẹ. Em trai chẳng phải con của cha, mà là của bà và gã bán cá kia.
Ánh sáng của cuộc đời ta đã sớm tắt ngấm từ mười năm trước.
Không ngờ một trận sốt cao đã đưa ta xuyên không trở về thời cổ đại, trở thành một nha hoàn trong Vương phủ.
2
Vừa mới mở mắt đã bị người mắng chửi thậm tệ, lão bà kia nói với giọng điệu hệt như quản sự của ta.
May thay, tâm trí ta vững vàng, từ lâu đã luyện được bản lĩnh tai trái nghe vào, tai phải cho ra.
Mãi đến khi bà ta chọc ngón tay vào trán ta, nói: “Ngươi, con nha đầu chết tiệt, xem như ngươi gặp vận may, hôm nay Vương Gia hồi phủ, chỉ có mỗi ngươi không bị bệnh, mau đi hầu hạ.”
“Hầu hạ ư?”
Ta hỏi lại, chẳng lẽ là loại hầu hạ mà ta đang nghĩ đến?
Bà ta liếc ta một cái, vẻ mặt không vui: “Nhìn cái mặt ngươi kìa, rồi cái dáng vóc ấy, ngươi tưởng ngươi đủ tư cách leo lên giường sao? Cho dù Vương Gia có đồng ý, Vương Phi cũng chẳng đồng ý đâu.”
Ta thở phào nhẹ nhõm, hóa ra chỉ là làm hạ nhân, vậy thì dễ nói.
Nhận chậu nước từ tay bà ta, ta nhìn thấy trên mặt mình có một vết bớt, đây chắc hẳn là điểm bảo vệ tốt nhất của ta.
Đã đến rồi thì an phận mà ở lại vậy.
Trải qua sinh tử, rất nhiều chuyện ta đều đã nhìn thấu.
Ngoại trừ thỉnh thoảng có hồi tưởng về cha, cuộc sống của ta cũng bình lặng trôi qua.
Đôi khi, ta lại nhớ về những ngày cha không phải đi xa làm việc, cả gia đình ta đầm ấm vui vẻ, cha thường khoe với mọi người rằng ta chính là niềm kiêu hãnh của người.
Nhưng cha từng hết lời khen ngợi ta ấy, đã chẳng còn ở bên cạnh ta nữa.
Vận may của ta vốn dĩ không tốt, ta cũng không có suy nghĩ gì nhiều, chỉ cần sống sót là đủ.
Vương phủ vô cùng nguy nga, ta theo chân những vệ binh trong phủ tiến về nơi ở của Vương Gia.
Suốt quãng đường, vệ binh cứ lảm nhảm không ngớt.
Từ lời của hắn, ta mới biết được rằng Vương Gia và Vương Phi mỗi người ở một nơi, bởi Vương Gia từ nhỏ đã ốm yếu bệnh tật.
Việc cưới Vương Phi vốn dĩ là để trừ tà, ai ngờ ngay trong ngày đại hôn, Vương Gia lại ngất đi không tỉnh.
Vương Phi lấy cớ không thể ở gần người bệnh để tránh tà khí, tự dọn ra ở tại một viện nhỏ hẻo lánh, kỳ thực là do sợ bát tự của Vương Gia xung khắc với nàng.
Vương Gia thì bị đưa đến Linh Ân tự, qua nhiều cao tăng làm phép mới cứu lại được một mạng.
Hôm nay chính là ngày Vương Gia trở về từ Linh Ân tự.
Ta vừa bê chậu nước bước chân vào viện nơi Vương Gia ở, lập tức bị người ta kề dao lên cổ.
3
“To gan! Sao lại có một nữ nhân ở đây?”
Người nói, giọng vang như chuông lớn, suýt chút nữa khiến màng nhĩ của ta nổ tung.
Ta vội vàng ngẩng đầu, cố ý để lộ gương mặt bên trái có vết bớt của mình.
“Bẩm đại nhân, là bà vú Tô gọi tiểu nữ đến để hầu hạ Vương Gia. Cả phủ trên dưới đều đã nhiễm phong hàn, chỉ có thân thể của tiểu nữ là không hề hấn gì.”
Hắn thu lại thanh kiếm, nhưng mặt vẫn không đổi sắc, tỏ vẻ khó chịu: “Ngươi vào, hắn ở lại.”
Vị vệ binh bị giữ lại nháy mắt với ta. Ta biết đây chính là kẻ ám vệ hung ác mà hắn từng nói, bề ngoài thì là người của Vương Gia, nhưng trong bóng tối, mọi chuyện đều sẽ được hắn báo cáo cho Vương Phi.
Cũng may, với dung mạo tầm thường của ta, sẽ không đe dọa đến Vương Phi, nên hắn chỉ liếc nhìn ta một cái rồi để ta vào.
Chưa kịp bước vào phòng, ta đã nghe thấy một tràng ho dữ dội.
Tiếng ho như xuyên thấu vào tận phổi, tựa như có thể ho bật cả phổi ra ngoài.
Thấy cửa phòng không đóng, ta bưng nước tiến vào.
Hình dáng yếu ớt không thể tự lo liệu của Vương Gia hiện ra trước mắt ta, khiến ta khựng lại trong giây lát.
Người thật sự rất đẹp.
Thân thể thì quả thật rất yếu.
Người chỉ vào ta, giọng yếu ớt cất lên: “To gan! Chưa có sự cho phép của bổn vương mà ngươi đã tự ý…”
Hóa ra “to gan” là câu cửa miệng của người trong Vương phủ.
Ta cúi đầu, vắt khô khăn tay: “Vương Gia, ngài đừng nói nữa, hao tổn sức lực lắm. Trước tiên ngài lau tay đi, kẻo bệnh từ miệng mà vào.”
Ta liếc nhìn qua góc mắt, thấy trên án thư có bài văn mới được viết, chữ rất đẹp.
Vương Gia nhíu mày hỏi ta: “Ngươi là ai? Ngươi biết chữ à?”
Ta giả bộ kinh hãi: “Vương Gia, tiểu tỳ chỉ là một nha hoàn nhỏ bé, sao có thể biết chữ, là bà vú Tô sai tiểu tỳ tới.”
Người lại ho khan, tay che lấy khăn tay, cố gắng thở dồn dập: “Đừng lắm lời. Lau xong, thì lui ra.”
Ta còn mong được làm xong sớm để trở về nằm nghỉ.
Sau khi qua loa giúp người lau tay, ta định rút lui.
“Bước chậm lại, sao ngươi… lại vô lễ như vậy…”
Người nói thật quá yếu ớt, đến mức ta không nghe rõ hết.
Cố gắng hiểu ý của người, ta hỏi: “Ngài có phải muốn tiểu tỳ ở lại không?”