1.
Vừa vào công ty, tôi đã bị kéo vào nhóm chat, thấy sếp đang phát lì xì.
Có lì xì mà không giành thì đúng là chó.
Tôi: “Cảm ơn sếp vì lì xì, em sẽ thích sếp cả đời!”
Giành xong tôi còn không quên nịnh thêm một câu.
Đồng nghiệp trong văn phòng đều nhìn tôi với ánh mắt ngỡ ngàng, tôi tặng họ một nụ cười.
Ba tuổi tôi đã biết lướt mạng bằng điện thoại, năm tuổi đã chơi hết các kiểu mạng xã hội, kết quả là từ nhỏ tôi đã thành người siêu hòa đồng.
Thực tế chứng minh, đã hòa đồng thì đi đâu cũng vậy.
Toàn bộ đồng nghiệp trong phòng đều giơ ngón cái lên với tôi, tôi cúi 90 độ cảm ơn.
Chưa được bao lâu sau khi nhận lì xì, sếp đã chủ động thêm tôi trên WeChat.
Để tránh ngượng ngùng, tôi chủ động gửi một sticker chào hỏi, nhưng sếp không trả lời.
Tôi thấy dòng “Đang nhập tin nhắn”, nhưng mãi chẳng thấy sếp gửi gì.
Không lẽ sếp muốn lấy lại lì xì vừa phát?
Nghĩ cũng đúng, dù sao tôi mới vào làm, chẳng có tí thành tích gì.
Tôi chủ động chuyển lại lì xì, sếp trả lời tôi bằng sáu dấu “……”.
Sếp không nhận lại lì xì.
Nhìn lì xì không được nhận, lòng tôi như chảy máu.
Tôi: “Sếp ơi, nếu sếp không lấy lì xì thì chuyển lại cho em được không ạ?”
Sếp: “Sau 24 tiếng nó sẽ tự động hoàn lại.”
Tôi: “Em thấy 24 tiếng lâu quá, tiền nằm trong ví mình vẫn an toàn hơn.”
Sếp: “……”
Không chịu nổi, sếp đành hoàn lại lì xì cho tôi.
Dù chỉ 2,16 tệ, nhưng tôi là người may mắn nhất đó nha!
2.
Đồng nghiệp nói với tôi, sếp đi công tác nửa tháng mới về.
Trong thời gian này, tôi nên tranh thủ tìm hiểu về công ty, để tránh lúc sếp về thì bị đuổi việc.
Chẳng vì lý do gì ngoài việc sếp yêu cầu rất cao, không bao giờ dung túng “kẻ ăn không ngồi rồi”.
Tôi vừa tốt nghiệp, chỉ là thực tập sinh, sau khi được nhận chính thức, lương trừ bảo hiểm và thuế còn 8.000 một tháng, tôi không muốn mất công việc ngon thế này.
Tôi chăm chỉ học hỏi, cũng không quên tranh giành lì xì trong nhóm chat.
Nói thật, có ông sếp ngày nào cũng phát lì xì, ai mà không thích chứ?
Nhờ tôi dẫn dắt, nhóm chat vốn yên tĩnh như gà nay toàn là những câu nịnh sếp.
Tôi: “Sếp thật tuyệt vời, ngày nào cũng phát lì xì, em yêu sếp quá!”
Tôi: “Ngày nào em cũng háo hức đến công ty, chỉ mong được gặp lãnh đạo sớm nhất!”
Tôi: “Được làm việc cùng sếp là phúc phần mười đời của em, không còn lo ngủ ngoài đường nữa, cảm ơn sếp ạ!”
Không biết có phải vì tôi nịnh quá đà không, nhưng ngày nào sếp cũng đúng giờ phát lì xì.
Chị em đồng nghiệp mới quen bảo tôi: “Lãnh đạo ấy à, như chó ấy. Trước khi cậu đến, làm thêm giờ thì đến khuya, mà không được tăng một xu tiền tăng ca!”
“Lì xì?
Xưa nay chưa thấy bao giờ!”
Tôi đang vui vẻ nhìn lì xì mình vừa giành được thì tổ trưởng xông vào phòng làm việc.
Hô to bảo mọi người hoàn thành ngay tài liệu trong tay, chuẩn bị họp gấp!
Vì sếp đã về rồi!
Từ trước đến giờ, tôi luôn nghĩ sếp mình là một ông chú trung niên bụng bia, đầu hói.
Nhưng người đàn ông trước mặt tôi đeo kính vàng, mặc vest chỉnh tề, cao 1m8.
Tôi còn cảm nhận được tám múi cơ bụng dưới chiếc áo sơ mi trắng kia!
Chậc ~ chuyện này tôi có thể khoe với chị em cả đời!
Tôi lén lút cầm điện thoại lên chụp ảnh, nhưng tiếng “tách” của máy ảnh vang lên rõ mồn một trong văn phòng.
Khung cảnh bỗng yên tĩnh đến mức tôi có thể nghe thấy cả tiếng kim rơi.
3.
“Giang Tuế Tuế, cô đang làm gì đấy!” Tổ trưởng giận dữ hét lên.
Tôi vội vàng đứng dậy.
“Tại sếp đẹp trai quá! Vừa tốt nghiệp đi làm, lần đầu gặp một lãnh đạo đẹp trai thế này, tôi phải chụp lại khoe với chị em chứ!”
Tôi gan to, nói thật luôn!
Tất cả đồng nghiệp đều á khẩu, không nói được lời nào, đồng loạt giơ ngón cái.
Tất nhiên, cũng có người âm thầm tiếc thương cho tôi.
Sếp đẩy nhẹ gọng kính vàng, liếc nhìn tôi, hình như anh ấy đang cười?
Sau khi họp xong, tôi bị gọi riêng vào văn phòng tổng giám đốc.
Sếp ngồi trên ghế da bò nhập khẩu từ Ý, đánh giá tôi từ đầu đến chân.
“Không phải muốn chụp ảnh sao? Ở đây không có ai, chụp thoải mái đi.” Anh ấy nói lạnh nhạt.
Tôi cảm giác đời mình thế là xong rồi, mới vào làm nửa tháng, gặp sếp ngày đầu đã bị đuổi việc!
“Sếp ơi, em không nên lén lút trong lúc họp. Anh có thể đuổi việc em, nhưng trả em nửa tháng lương được không ạ!”
Tôi nghe thấy anh ấy bật cười nhẹ.
“Tôi không đuổi cô. Chụp đi.” Anh ấy nói tiếp.
Tôi nhìn anh ấy với ánh mắt khó tin, cảm giác anh ấy không nói đùa.
Thế là tôi rút điện thoại ra, chụp lia lịa hơn chục tấm.
Tôi, Giang Tuế Tuế, tân binh công sở, thật oai phong lẫm liệt!
4.
Sếp họp, tôi lén chụp ảnh. Bị bắt tại trận mà không bị đuổi, còn chụp được ảnh đẹp của sếp.
Chuyện này khiến tôi thành người nổi tiếng trong công ty, đến cả xưởng dưới tầng cũng có lời đồn về tôi.
Sau khi sếp quay lại, anh ấy không phát lì xì trong nhóm nữa, mà chuyển sang gửi riêng cho tôi.
Số tiền là “50”, kèm theo một dòng: “Tiểu Giang, một ly cà phê.” Hoặc “Tiểu Giang, mang tài liệu qua đây.”
Thế nên cứ nghe tiếng báo lì xì, tôi lại nghĩ ngay là sếp đang triệu hồi mình!
Trong lịch sử trò chuyện của tôi và sếp, câu xuất hiện nhiều nhất là:
“Sếp, em yêu anh!”
“Sếp, anh thật là tuyệt vời!”
“Sếp, em thích anh cả đời luôn!”
Tôi rất tận hưởng cuộc sống làm “chó liếm” này, dù sao mới làm một tháng, tôi đã nhận hơn 1-2 nghìn lì xì, không lo mua thức ăn cho mèo nữa!
Tháng thứ hai sau khi tôi đi làm, mẹ gọi điện bảo tôi về nhà ăn cơm.
Vừa mở cửa, đập vào mắt tôi là gương mặt đẹp trai của sếp Giang Dự.
Anh ấy mặc một chiếc sơ mi trắng tinh, đeo kính gọng vàng, ngồi trên ghế sofa.
Tôi vội vàng bước ra, nhìn lại số nhà.
Không sai mà, đây là nhà tôi!
5.
Mẹ tôi thò đầu ra từ bếp, thấy tôi, liền đẩy tôi tới trước mặt Giang Dự và giới thiệu một hồi.
Cuối cùng bà còn không quên bảo Giang Dự rằng tôi mắc “chứng giao tiếp xã hội đỉnh cao”.
Giang Dự đẩy nhẹ gọng kính vàng, nhếch môi cười nhìn tôi.
Hóa ra bà nội của Giang Dự và bà nội tôi là bạn thân, hồi nhỏ chúng tôi từng sống chung trong một khu.
Sau này ba mẹ tôi vì kiếm tiền nên chuyển lên thành phố, đưa tôi đi theo.
Mẹ nói hồi nhỏ tôi và Giang Dự từng chơi chung, nhưng tôi không nhớ.
Vì anh ấy đẹp trai thế này, nếu từng chơi chung, chắc chắn tôi sẽ nhớ kỹ, mẹ toàn nói bậy!
Sau khi mẹ tôi giới thiệu xong, bà quay lại bếp nấu ăn, trò chuyện một lát tôi mới biết hôm nay là sinh nhật Giang Dự.
Tôi nhìn số dư trong ví WeChat, quyết định gửi lại toàn bộ lì xì mình đã giành được!
Không biết có phải Giang Dự nhìn thấu tâm tư của tôi không, mà anh ấy cứ mỉm cười nhìn tôi mãi.
Đồng nghiệp bảo anh ấy “chó”, quả nhiên không phải nói bừa!
Trên bàn ăn, ba mẹ tôi đưa cho anh ấy một phong bao lì xì, nhưng anh ấy không nhận.
Tôi liều mình chuyển khoản cho anh ấy trên WeChat “888”.
Dù sao anh ấy cũng không nhận, lo gì.
Nhưng WeChat báo ngay một dòng: “Đối phương đã nhận thành công.”
Tôi suýt nữa phun máu tại chỗ.
Lúc ra về, Giang Dự chủ động đề nghị đưa tôi về, ba mẹ tôi mừng rỡ không để đâu cho hết, còn tôi cũng vui chẳng kém.
Ai bảo anh ấy đã nhận của tôi 888, chuyến xe này tôi nhất định phải đi!
“Em còn nhớ tôi là ai không?” Giang Dự vừa lái xe vừa hỏi.
Tôi mờ mịt nhìn anh ấy.
Anh không phải người nhận của tôi 888 đó sao, còn ai vào đây nữa!
Tôi âm thầm nghĩ trong lòng.
Giang Dự liếc nhìn tôi, giọng điệu đầy trêu chọc:
“Hồi nhỏ, em về quê ăn Tết, thấy nhà tôi được lì xì nhiều, em thèm thuồng.
“Thế là cứ bám lấy tôi, nài nỉ đòi tôi đưa lì xì cho em.
“Em bảo lớn lên sẽ gả cho tôi, còn nói sẽ thích tôi cả đời, tiền đàn ông đều là để vợ quản.
Tham gia bình luận ngay...
You must be logged in to post a comment.